Net Profit Margin là gì? Công thức tính và ý nghĩa sử dụng
Net Profit Margin được hiểu là một chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy, Net Profit Margin là gì? Chỉ số này có ý nghĩa ra sao đối với các doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu dưới đây!
Net Profit Margin là gì?
Net Profit Margin trong tiếng Anh có nghĩa là biên lợi nhuận ròng hay còn được hiểu là tỉ suất lợi nhuận ròng, thu nhập ròng hoặc lợi nhuận được tạo ra tính theo phần trăm doanh thu. Lợi nhuận ròng cũng được gọi là kết quả kinh doanh sau thuế của một doanh nghiệp. Người ta có thể sử dụng các thuật ngữ này thay thế cho nhau.
Công thức tính Net Profit Margin như sau:
Hệ số biên lợi nhuận ròng = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu)*100%
Biên lợi nhuận ròng là tỉ lệ được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc có thể biểu thị dưới dạng thập phân, thể hiện số tiền chuyển thành lợi nhuận trên mỗi đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được.
Biên lợi nhuận ròng là hệ số phản ánh khoản lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, trong đó hệ số giữa các ngành sẽ khác nhau. Và để giữ mức ổn định cần phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn vốn thì mức lợi nhuận ròng cao. Trái lại, khi doanh nghiệp quản lý kém thì mức lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu, hệ số biên lợi nhuận ròng giảm.
Ví dụ, một công ty A có tổng doanh thu là 200.000 USD, chi phí bỏ ra là 100.000 USD thì lợi nhuận ròng cận biên sẽ là: (100.000/200.000)*100% = 50% = 100.000 USD.
Khi tính biên lợi nhuận ròng thì chúng ta cần lưu ý rằng, doanh thu và chi phí là 2 yếu tố chính tính hệ số biên lợi nhuận, do đó không thể dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp khác ngành vì mỗi doanh nghiệp sẽ có các loại chi phí khác nhau.
Ý nghĩa sử dụng của biên lợi nhuận ròng
Biên lợi nhuận ròng là chỉ số được các doanh nghiệp tính toán chính xác để xác định khả năng sinh lời. Theo đó biên lợi nhuận ròng có tỉ lệ càng cao thì lãi càng lớn, qua đó phát hiện ra những vấn đề gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhờ vào hệ số, ví dụ như chi phí không cần thiết, quản lý, năng suất…
Biên lợi nhuận ròng là hệ thống phản ánh những con số của doanh nghiệp như tổng doanh thu, hiệu suất lao động, chi phí hoạt động… Tất cả các doanh nghiệp hoạt động đều với mục đích tạo ra lợi nhuận và dùng hệ số biên lợi nhuận ròng để so sánh đồng bộ. Thông qua đây, các doanh nghiệp còn dùng để đánh giá mức độ kiểm soát chi phí và chiến lược định giá của công ty.
Biên lợi nhuận ròng thấp cho thấy rủi ro sẽ cao hơn. Theo đó, doanh số bán hàng bị giảm, lợi nhuận cũng từ đó giảm dẫn đến sự thua lỗ. Bên cạnh đó, biên lợi nhuận cũng được xem là chỉ số về chiến lược định giá mà công ty đề ra và mức độ kiểm soát chi phí. Khi chiến lược cạnh tranh và sự kết hợp sản phẩm khác nhau thì biên lợi nhuận giữa các công ty thay đổi.
Tại sao các doanh nghiệp cần xem xét đến biên lợi nhuận?
Khi các nhà sản xuất xem xét đến việc đầu tư vào các doanh nghiệp thì biên lợi nhuận là hệ số có tầm ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định để đánh giá khả năng sinh lời. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố quyết định duy nhất để có cái nhìn tổng quan và rõ ràng nhất về một doanh nghiệp mà chỉ là một phần để đánh giá.
Chỉ số biên lợi nhuận còn cho thấy cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu suất quản lý của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, tỷ số này chỉ đo lường số tiền mà công ty kiếm được từ tổng doanh thu bán hàng. Tỷ số được thể hiện dưới dạng tỷ lệ hoặc % doanh số bán hàng, từ đó cho phép các nhà đầu tư so sánh khả năng sinh lời của các công ty khác nhau.
Bài viết đã chia sẻ thông tin liên quan đến biên lợi nhuận ròng. Hi vọng các bạn đã hiểu rõ Net Profit Margin là gì và từ đó biết được tầm quan trọng khi đánh giá một doanh nghiệp, giúp cho việc đầu tư hiệu quả.