Quản lý là gì? Làm thế nào để có thể trở thành một người quản lý giỏi?

Trong bất kỳ cơ quan tổ chức nào cũng đòi hỏi phải có những người chịu trách nhiệm quản lý chính để hướng dẫn và đốc thúc công việc của các nhân viên. Đây là một vị trí rất quan trọng mà không phải ai cũng có thể đảm nhận được. Vậy quản lý là gì? Làm thế nào để bạn có thể trở thành một người quản lý giỏi?

Nếu là một nhà lãnh đạo bạn sẽ là người truyền cảm hứng và định hướng công việc cho nhân viên nhưng dưới vai trò là một nhà quản lý với việc làm lương cao bạn phải có trách nhiệm nặng nề hơn rất nhiều. Do đó, khi các công ty tập đoàn lớn tuyển chọn vị trí quản lý họ thường đòi hỏi rất cao không chỉ giỏi về mặt chuyên môn mà còn phải đáp ứng được những kỹ năng quan trọng.

Quản lý là gì?

Quản lý được hiểu là người chịu trách nhiệm chính chủ trì hay phụ trách một công việc cụ thể nào đó. Công việc chính của họ là điều phối và thúc đẩy quá trình làm việc của nhân viên được tốt hơn nhằm mục đích hoàn thành mục tiêu chung của cơ quan tổ chức đã đề ra trước đó.

Làm thế nào để trở thành một người quản lý giỏi?

Trên đời này không có bất kỳ ai dễ dàng thành công trong một lĩnh vực nào đó nếu như học không chịu học hỏi, nghề quản lý cũng vậy. Cho nên, bước xuất phát điểm ban đầu của mỗi chúng ta đều giống nhau, chỉ khác nhau ở chỗ bạn đã cố gắng bao nhiêu mà thôi. Vậy câu hỏi đặt ra là chúng ta cần phải học gì để trở thành một nhà quản lý?

1. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là yếu tố bắt buộc trong bất kỳ công việc nào, đối với một nhà quản lý thì yếu tố này đóng một vai trò quan trọng không kém. Thứ nhất, khi giao tiếp tốt bạn mới có thể tạo được thiện cảm tốt từ mọi người xung quanh. Thứ hai, khả năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn mở rộng hơn các mối quan hệ xã hội giúp ít cho công việc. Thứ ba, người giao tiếp càng giỏi càng dễ nắm bắt tâm lý người đối diện và đưa ra những ứng xử thông minh nhất phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Kỹ năng lắng nghe

Nghe thì bất kỳ ai cũng nghe được, nhưng sự lắng nghe đối với một người quản lý đó chính là sự tận tâm. Bởi vì chỉ khi bạn chịu lắng nghe nhân viên của mình đang gặp phải những khó khăn gì nào thì bạn mới có thể dễ dàng tìm cách giải quyết cùng họ. Đó mới chính là trách nhiệm của một người quản lý thật sự.

3. Khả năng chịu được áp lực công việc

Mặc dù biết rằng bất kỳ công việc nào cũng có những áp lực nhất định, nhưng đóng vai trò là một người quản lý bao giờ áp lực cũng lớn hơn. Nếu bạn tỏ ra khó chịu vì phải gồng gánh nhiều công việc thì chắc chắn những nhân viên cấp dưới của bạn cũng cảm thấy áp lực không kém. Thái độ và sự tập trung quyết định rất nhiều tác động đến khả năng chịu áp lực công việc của một người quản lý.

4. Luôn luôn khiêm tốn

Dù biết rằng bạn được trao quyền quản lý của một bộ phận trong công ty là một điều không hề dễ dàng, nó chứng tỏ bạn có một trình độ và năng lực nhất định. Thế nhưng bạn dựa vào điều đó để nâng cao cái tôi cá nhân của mình lên trên hết thì không hề tốt chút nào. Điều đó, sẽ khiến mọi người đánh giá bạn là một người tự cao và luôn xem thường người khác. Từ đó, công việc điều hành của bạn sẽ không diễn ra tốt hơn vì mọi người xung quanh điều không đánh giá cao nỗ lực trước đây của bạn.

5. Luôn luôn học hỏi

Dù bạn ở bất kỳ vị trí nào đi chăng nữa thì việc học bao giờ cũng cần thiết, đặc biệt vị trí càng cao thì đồng nghĩa kiến thức và trình độ nhận thức cũng phải nâng cao theo. Vì vậy, đừng tự mãn với những gì mình có mà hãy trao dồi kiến thức mỗi ngày để tích lũy nó theo thời gian. Lâu dần, những kiến thức mà bạn có sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc và hỗ trợ cho sự thành công của bạn sau này.

Còn rất rất nhiều những yếu tố quan trọng khác mà bạn cần phải rèn luyện mỗi ngày để trở thành một người quản lý thực sự. Nếu ngay từ hôm nay, bạn đã mong muốn trở thành một nhà quản lý tương lai thì hãy tự tạo lập cho mình những thói quen và suy nghĩ tích cực và hành động để hiện thực hóa những mơ ước đó.

Tìm hiẻu về : Mức lương hiện nay tại Việt Nam

Chúc bạn thành công!